Bắt đầu một ngôn ngữ mới không bao giờ là chuyện đơn giản! Mỗi người đều có phương pháp học tiếng Nhật riêng nhưng với tớ chịu khó và mạnh dạn là 2 từ để nói lên kinh nghiệm học tiếng Nhật của mình.
Bạn có biết???
>>6 lý do vì sao bạn nên chọn học tiếng Nhật trực tuyến?
>> Bí quyết nghe hiểu tiếng Nhật
>>Tiếng Nhật giao tiếp - Những điều trường học không dạy bạn
>>Tổng hợp các phương pháp tự học tiếng Nhật hiệu quả nhất cho mọi đối tượng
1. Chịu khó viết, nghe và nhắc lại.
– Chịu khó viết từ mới: Tớ
nghĩ bất cứ một ngôn ngữ nào, điều quan trọng bậc nhất là phải trang
bị cho mình một lượng từ vựng càng nhiều càng tốt. Không biết từ thì có
muốn nói cũng không thể nào bật ra được, có nghe cũng chẳng hiểu người
khác đang nói cái gì. Và tớ thấy ai học một ngôn ngữ cũng rất sợ phải
học từ mới vì nó nhiều quá, nhìn thấy nản. Khi học từ mới, tớ không chỉ
nhìn, lẩm nhẩm lẩm nhẩm vài lần và nhớ vì tớ thấy học theo cách đó tuy
nhớ nhanh nhưng quên cũng rất nhanh. Vì vậy khi học từ mới, tớ rất
hay viết, viết đi viết lại nhiều lần, mỗi một lượt viết có thể học một
số lượng từ nhất định để không bị quá tải, rồi cứ thế viết hết từ mới
của 1 bài. Tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng cách này lại nhớ được lâu
hơn.
– Chịu khó nghe và nhắc lại:
Phần nghe là phần mình thấy “củ chuối” nhất khi học tiếng Nhật. Mặc dù
không thích nhưng để trò chuyện tốt với người Nhật thì không thể bỏ qua
phần này được. Học đến bài nào mình nghe hết các file nghe mà thầy cô
cho và tìm file nghe trên mạng để luyện. Bước 1, nghe để hiểu nội dung.
Khi nghe, sẽ có những từ bản thân không hiểu, lúc đó tớ sẽ ghi lại để
hỏi sensei. Bước 2, nghe để luyện phát âm, giọng điệu. Khi hiểu nội dung
và nghe được hết những gì file phát ra thì tớ vừa bật băng vừa nói lại
theo cho thật trôi chảy. Nói đến khi nào kịp với băng và không bị nói
sai từ thì thôi. Khi ấy, mình nghĩ mình sẽ làm cho giọng điệu và cách
phát âm của mình đúng hơn rất nhiều.
2. Mạnh dạn kaiwa và phát biểu.
Học
ngoại ngữ mà, nói càng nhiều càng tốt. Bạn hãy nói thật nhiều, trở
thành một đứa lắm mồm, ồn ào, khó chịu cũng được, nhưng phải nói. Học
ngoại ngữ đừng chăm chăm từ vựng, ngữ pháp, mẫu câu. Nói là cách lưu nhớ
bền lâu nhất. Nếu còn sợ sai, sợ khó, nếu cứ ngại ngùng không nói thì
chẳng bao giờ nói tốt được. Trong các giờ kaiwa, tớ hay xung phong lắm,
vì mình nói ra thì mới được giáo viên nhận xét để còn tốt lên chứ. Tớ
cũng hay nhận thuyết trình các bài tập nhóm để tự tin nói tốt hơn trước
đám đông. Với tớ đây là cách vô cùng hiệu quả để nâng cao khả năng phản
xạ tiếng Nhật của bản thân. Bây giờ khi đã trở thành giảng viên tại
Akira, tớ và các giảng viên khác cũng cảm thấy giao tiếp là yếu tố quan
trọng nhất, nên luôn cố gắng để các bạn học viên luyện nói nhiều nhất có
thể!
3. Lời khuyên cho các bạn
- Chăm chỉ học từ vựng, ngữ pháp, đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất để học tiếng Nhật
- Nâng cao kỹ năng nghe qua việc nghe nhạc nhật, xem phim, xem các show chương trình truyền hình, tập nghe các bản tin thời sự trên NHK.
- Hãy nói thật nhiều đừng ngần ngại, đừng sợ sai.
- Tận dụng triệt để các cơ hội tiếp xúc với người Nhật để nâng cao khả năng ngôn ngữ, giao tiếp.
- Hãy luôn tin rằng học tiếng nhật rất thú vị, không quá khó khăn, không quá tạo áp lực cho mình và tìm thật nhiều cách để làm nó không bị nhàm chán.
Trên
đây là những kinh nghiệm học tiếng Nhật tớ muốn chia sẻ với mọi người.
Tiếng Nhật tuy khó nhưng bạn biết yêu nó và và biến nó trở thành thói
quen hằng ngày thì bạn sẽ thấy việc học sẽ thú vị hơn nhiều.
Lương Thị Phương Liên (Liên chèo) – giảng viên Akira
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét