Câu chuyện về người sáng lập Toyota- Sakichi Toyoda
Sakichi Toyoda
Nói
đến Nhật Bản là người ta nghĩ ngay đến hàng điện tử và ôtô, hai ngành
công nghiệp chủ đạo góp phần tạo nên thương hiệu made in Japan nổi
tiếng. Và tập đoàn sản xuất ôtô số 1 của Nhật Bản là tập đoàn Toyota.
Toyoda Sakichi
sinh 14 tháng 2, 1867 – 30 tháng 10, 1930) là người thợ mộc tài hoa,
phát minh ra cỗ máy dệt hiện đại đầu tiên cho Nhật Bản và là người sáng
lập tập đoàn sản xuất ô tô Toyota.
Ông
sinh tại một làng quê nhỏ tại tỉnh Shizuoka trong một gia đình thợ thủ
công nghèo. Bố ông làm thợ mộc, còn mẹ ông ở nhà dệt vải. Làng quê của
Toyoda Sakichi là một làng nghề dệt vải có truyền thống của Nhật Bản.
Đến cổng làng là có thể nghe rõ tiếng máy dệt chạy khắp làng. Cha của
Toyoda Sakichi là một người thợ mộc khéo tay và khá nổi tiếng trong
làng.
Năm
1934 công ty Toyota đã công bố chiếc xe ôtô đầu tiên, mở đường cho kỷ
nguyên huy hoàng của tập đoàn Toyota sau này. Năm 2005, với doanh thu
gần 180 tỉ USD, Toyota là tập đoàn duy nhất của Nhật Bản và cũng là duy
nhất của châu Á nằm trong “Top ten” của những tập đoàn có quy mô lớn
nhất. Hiệu quả kinh doanh của Toyota được thấy rõ nhất ở con số lợi
nhuận khổng lồ lên tới 11 tỉ USD trong năm 2005.
Sakichi Toyoda – Người thợ mộc tài hoa
Tập đoàn Toyota được xây dựng bởi Sakichi Toyoda,
một người thợ mộc tài hoa của xứ sở hoa anh đào. Ngày nay, nói đến cái
tên Toyota là người ta nghĩ ngay đến ôtô. Thế nhưng Sakichi Toyoda lại
được biết đến trước hết bởi ông là một trong những người phát minh ra
chiếc máy dệt hiện đại đầu tiên cho Nhật Bản.
Sakichi
Toyoda sinh ngày 14 tháng 2 năm 1867 tại một làng quê nhỏ tại tỉnh
Yamaguchi trong một gia đình thợ thủ công nghèo. Bố ông làm thợ mộc, còn
mẹ ông ở nhà dệt vải. Làng quê của Sakichi Toyoda là một làng nghề dệt
vải có truyền thống của Nhật Bản.Cha
của Sakichi Toyoda là một người thợ mộc khéo tay và khá nổi tiếng trong
làng. Sakichi Toyoda cũng đã được thừa hưởng cái gen di truyền đó của
cha ông. Cậu bé Sakichi Toyoda khi chưa đến 10 tuổi đã rất say mê với
nghề mộc và tỏ ra rất khéo léo trong việc cưa cắt, đóng ghép các đồ dùng
bằng gỗ.
Như
phần lớn trẻ em nông thôn, chỉ học xong bậc tiểu học, Sakichi Toyoda đã
bỏ học làm phụ giúp gia đình. Hàng ngày cậu đi phụ cha làm nghề mộc.
Những đồ dùng bằng gỗ trong nhà và nhất là chiếc máy dệt cũ kỹ của mẹ,
hễ hỏng cái gì là Sakichi Toyoda lại tự tay sửa chữa. Chính những lúc
phải sửa chữa một con thoi hay một tay cầm gỗ bị gãy là những lúc mà
Sakichi Toyoda có dịp tìm hiểu máy dệt. Sakichi Toyoda càng ngày càng
tìm thấy nhiều điều thú vị về nguyên lí của máy dệt. Máy dệt của mẹ
hỏng, Sakichi Toyoda còn tự tay đóng mới chiếc khác cho mẹ. Sakichi
Toyoda đã trở thành người thợ mộc trẻ tuổi chuyên đóng các máy dệt bằng
gỗ từ lúc nào không hay.
Sakichi Toyoda – Nhà phát minh ra loại máy dệt mới
Những
năm cuối của thế kỷ 19 là thời kỳ bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, nền
công nghiệp phát triển. Làn sóng công nghiệp hóa với sự ra đời của nhiều
nhà máy, công xưởng lớn đã khiến cho nhiều làng quê nghèo càng khó khăn
hơn, nhất là những làng nghề như quê của Sakichi Toyoda. Rất nhiều
người đã phải bỏ nghề dệt truyền thống bởi sản phẩm làm ra không cạnh
tranh được với hàng nhập. Sakichi Toyoda rất đau xót trước cảnh
này. Nhìn mẹ kì cạch dệt vải rất vất vả, Sakichi Toyoda
nảy ra ý tưởng phải cải tiến thành chiếc máy dệt chạy nhanh hơn, tốt
hơn. Kể từ đó, Sakichi Toyoda gần như không còn theo cha làm đồ gỗ mà
chỉ ở nhà nghiên cứu để đóng một chiếc máy dệt mới cho mẹ.
Bố
của Sakichi Toyoda rất thất vọng khi thấy cậu con trai mình rất khéo
tay nhưng lại muốn rẽ ngang, không theo ý bố. Ông muốn Sakichi Toyoda
tiếp tục cái nghề truyền thống của gia đình, tuy không thể giàu nhưng
chắc cũng đủ sống. Thậm chí, ban đầu ông bố còn coi con trai của mình là
điên rồ, là khác thường khi cứ suốt ngày ở trong nhà kho cưa cắt thành
đống cái này cái kia để phục vụ cho chiếc máy dệt gỗ. Tuy nhiên, không
ai cản được Sakichi Toyoda. Chỉ là một anh thợ mộc khéo tay, không hiểu
biết nhiều về kỹ thuật máy móc, nhưng Sakichi Toyoda vẫn cứ kiên trì mày
mò thử nghiệm. Thất bại không làm Sakichi Toyoda nản chí.
Cho
đến một ngày vào năm 1890, Sakichi Toyoda đã trình diễn chiếc máy dệt
đầu tiên do mình phát minh. Hầu hết các chi tiết của chiếc máy dệt này
đều bằng gỗ. Cả làng đã đổ ra xem chiếc máy dệt của Sakichi Toyoda làm
ra. Với chiếc máy dệt tự tạo này, người dệt đỡ vất vả chạy đi chạy lại
mà tốc độ dệt vải lại tăng gấp nhiều lần.
Sakichi
Toyoda đã phải lao tâm khổ tứ biết bao ngày đêm để cho ra đời được
chiếc máy dệt đầu tiên của Nhật Bản. Theo ông, động lực chính là hình
ảnh người mẹ quá vất vả bên chiếc khung dệt thô sơ. Sau này Sakichi
Toyoda còn kể rằng một động lực nữa không kém quan trọng đã thúc đẩy sự
sáng tạo của ông là lòng tự ái dân tộc. Bởi vì thời kỳ Sakichi Toyoda
đang sống, làn sóng công nghiệp hoá, cơ khí hoá rất mạnh mẽ. Thế nhưng
trong một lần được dự một hội chợ triển lãm ở Nhật Bản, Sakichi Toyoda
đã không hề thấy một máy móc nào do người Nhật Bản phát minh được trưng
bày.
Mặc dù không được học hành nhiều, nhưng trong đầu Sakichi Toyoda
đã xuất hiện ý nghĩ không chấp nhận thực trạng đó và nung nấu ý thức
người Nhật Bản cũng sẽ phát minh ra được nhiều thứ. Và chiếc máy dệt
đầu tiên do Sakichi Toyoda nghĩ ra đã chứng minh điều đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét