Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

5 điều không nên làm khi ở Nhật.

5 điều không nên làm khi ở Nhật.

Khi tới du học tại Nhật Bản, chắc chắn sẽ có rất nhiều điều mới mẻ bạn cần phải học. Bởi người Nhật Bản có những chuẩn mực riêng trong văn hóa nơi công cộng, bạn cần phải tuân thủ nếu sinh sống, học tập tại đây. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu những điều cấm kỵ không được làm ở Nhật nhé!

 >>Bí kíp tự học tiếng Nhật tại nhà siêu hiệu quả

>>Học tiếng Nhật có khó không? 

>>Bí quyết học Kanji chất lừ 

Không ăn cắp, ăn trộm, chửi bậy.

điều không nên làm khi ở nhật
Không cần nói chắc ai cũng hình dung được người Nhật trung thực như thế nào. Họ trung thực trong công việc, trong sinh hoạt hàng ngày và đức tính trung thực đã ăn sâu vào trong suy nghĩ và hành động của người Nhật. Chính vì việc người Nhật trung thực gần như tuyệt đối nên họ cũng đặt niềm tin rất lớn vào sự thật thà của những người khác. Điển hình là ở Nhật rất nhiều quầy hàng không người bán. Ban ngày, người dân đến công sở và làm việc như bình thường. Ngoài giờ làm việc họ trồng thêm rau, củ, quả và bày bán tại cửa hàng không người bán. Các loại rau quả này được đóng gói và dán nhãn đã có ghi giá tiền. Những ai muốn mua thì sẽ bỏ tiền vào thùng để sẵn ở cửa hàng theo đúng giá đã niêm yết trên sản phẩm. Lúc đi làm về, người chủ quầy hàng sau khi đi làm về sẽ qua lấy thùng tiền về.
Điều đầu tiên trong những điều không nên làm khi ở nhật: Không ăn cắp ăn trộm. Ảnh: Poster cảnh cáo người Việt Nam tại quán ăn ở Nhật.
Đối với người Nhật Bản, trong những lần gặp đầu tiên, “lịch sự” luôn là yếu tố được coi trọng hàng đầu. Trong khi nói chuyện, đối với những người chưa thực sự thân thiết, người Nhật luôn luôn sử dụng kính ngữ khi nói. Họ luôn dùng những từ ngữ lịch sự mà đôi khi là khách sáo với nhau. Chính vì vậy bạn đừng để làm xấu hình ảnh của mình bằng cách cư xử thiếu văn hóa hay chửi bậy ở Nhật Bản.

Không chen lấn, xô đẩy. Xếp hàng theo đúng thứ tự

Điều thứ 2 trong những điều không nên làm khi ở nhật đó là không chen lấn xếp hàng
điều không nên làm khi ở nhật 2Văn hóa xếp hàng là một điều đã ăn sâu vào trong ý thức của người Nhật Bản. Không khó để bắt gặp cảnh tượng người Nhật xếp hàng. Từ đi ăn nhà hàng, mua một sản phẩm hay tham gia một sự kiện nào đó, người ta luôn sẵn sàng dành hàng tiếng đồng hồ, thậm chí thức trắng đêm hay cả tuần để… xếp hàng. Đặc biệt, ý thức xếp hàng được cả thế giới khâm phục khi trong thảm họa động đất sóng, thần kép năm 2011, những hàng dài người kiên nhẫn xếp hàng trong trật tự để nhận đồ cứu trợ.
Trong quan niệm của người Nhật thì một sự kiện mà không phải xếp hàng để xem thì rất đáng ngờ. Không xếp hàng có nghĩa là có điều gì đó không tốt, không có đám đông có nghĩa là giá trị thấp. Đối với một vài người Nhật khác thì xếp hàng là một cơ hội để họ gần gũi người thân và nói những câu chuyện không bao dứt. Họ biến việc xếp hàng thành một kỷ niệm đáng nhớ.
Xếp hàng có ý nghĩa quan trọng với người Nhật như vậy nên khi bạn chen lấn, xô đẩy hay chen ngang vào giữa hàng người đồng nghĩa với việc bạn đang làm cho mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu.

Không dùng chung chén bát với người khác

Khác với Việt Nam, thông thường mỗi người Nhật khi ăn uống đều có bát và đũa riêng. Nếu như ở Việt Nam, những món ăn được cho vào bát, đĩa để mọi người cùng gắp chung thì những món ăn Nhật được chia thành các suất ăn cho các thành viên trong gia đình, vì thế nên ai có suất ăn riêng của người đó. Điều này cũng lý giải vì sao bạn thường thấy có nhiều bát, đĩa nhỏ ở trên bàn ăn của người Nhật như vậy.
Bên cạnh đó, việc mỗi thành viên trong gia đình Nhật Bản có đôi đũa cá nhân là điều rất phổ biến. Bố thì dùng đôi lớn hơn với hoa văn nam tính, mẹ có đôi khác thon dài, con thì chọn những đôi có họa tiết hoạt hình xinh xắn dễ thương. Họ cho rằng sử dụng chung đũa sẽ mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.

Không vứt rác, đổ rác bừa bãi

Mới đến Nhật có lẽ bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy ở đất nước này thùng rác công cộng có khi còn ít hơn cả ở Việt Nam, điều này có liên quan đến một thói quen của người Nhật đó là luôn đem theo người một túi nilon nhỏ để đựng rác. Có lẽ đây chính là bí quyết giúp đường phố của họ lúc nào cũng sạch sẽ dù rất ít thùng rác.
điều không nên làm khi ở nhật 3
Điều không nên làm khi ở Nhật thứ 3 là không bừa bộn, vứt rác bừa bãi.
Khi vứt rác, bạn cũng cần lưu ý xem những biểu tượng ở phía trên các thùng rác hoặc nhìn vào thùng xem như nào để vứt rác đúng theo quy định phân loại.
Thông thường, rác thải tại gia đình được chia thành 6 loại: rác đốt được, rác không đốt được, rác có hại, rác tài nguyên, rác cồng kềnh và rác thu gom. Và ngày đổ rác cũng có những ngày quy định cụ thể cho từng loại rác mang đi đổ. Vì vậy bạn nên làm quen với việc đổ rác theo quy định này.




Không ăn uống, mất trật tự trên tàu điện hay các phương tiện giao thông khác

Khi đi tàu điện hay các phương tiện giao thông khác, người Nhật không ăn uống trên tàu, cũng
Không làm mất trật tự nơi công cộng – Điều cuối cùng điều không nên làm khi ở Nhật
điều không nên làm khi ở nhật 4không nói chuyện điện thoại mà sử dụng tin nhắn điện thoại di động. Người Nhật rất biết giữ ý là trên tàu điện thường tránh nghe điện thoại vì nó ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thế nên phương tiện thông tin không mấy ảnh hưởng đó là gửi tin nhắn bằng điện thoại được người Nhật tận dụng một cách triệt để. Nhiều khi đứng trên tàu nhìn cảnh ai cũng chăm chăm vào cái điện thoại cũng hết sức thú vị được xem như văn hoá Nhật Bản khi đi tàu điện ngầm.

Trên tàu điện, phần lớn người Nhật tranh thủ ngủ. Nhất là khi đi tàu điện vào giờ “buồn ngủ” như sáng sớm thì hầu hết mọi người đều tranh thủ thời gian để “ngủ”. Trông họ có vẻ ngủ rất say nhưng vẫn nghe thông báo ga đến và xuống đúng ga.

Nguồn: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét