Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Những câu hỏi thường gặp về EJU

Những câu hỏi thường gặp về EJU


EJU là gì?

EJU là ký hiệu viết tắt của Examination for Japanese University Admission for International Students. Đây là kỳ thi dành cho các sinh viên quốc tế có dự định học tập tại các trường đại học, cao đẳng ở Nhật. Mục đích của kỳ thi này là đánh giá khả năng tiếng Nhật và các kiến thức cơ bản cần thiết để có thể vào học tại các trường đại học, cao đẳng ở Nhật.



Muốn vào học tại các trường đại học/cao đẳng ở Nhật thì bắt buộc phải thi EJU?

Không hẳn vậy.
Không phải tất cả các trường đại học/cao đẳng ở Nhật đều sử dụng kết quả kỳ thi EJU để xét tuyển sinh viên vào học trường mình. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý là có đến 95% các trường đại học quốc gia tại Nhật Bản đều yêu cầu người nộp đơn phải có EJU và 65% các trường đại học công lập, 44% các trường đại học tư nhân cũng đòi hỏi phải có EJU. Nếu không có EJU thì học sinh sẽ không có nhiều lựa chọn, phạm vi theo học các trường sẽ bị thu hẹp. Do đó, tốt hơn hết, khi muốn đi du học Nhật Bản, bạn cần có EJU.



Những ai được đăng ký thi EJU? Được thi EJU bao nhiêu lần?

Kỳ thi EJU không hạn chế về tuổi của thí sinh và số lần thi mà thí sinh tham gia. Do đó, dù bạn đang học cấp ba hay đã tốt nghiệp đại học thì bạn vẫn hoàn toàn có thể tham gia kỳ thi
Kết quả thi EJU có hiệu lực trong 2 năm. Và trong 2 năm ấy bạn thi EJU từ 2 lần trở lên thì bạn có quyền sử dụng kết quả tốt hơn để nộp cho trường bạn muốn xin vào học. Cần kiểm tra xem trường có yêu cầu phải nộp kết quả EJU thi trong giới hạn thời gian nào hay không.



EJU thi những môn gì?

Tùy theo yêu cầu của trường bạn định xin vào học và ngành học của bạn mà bạn lựa chọn những môn thi EJU phù hợp cho mình từ những môn dưới đây:

  1. Tiếng Nhật: kiểm tra trình độ tiếng Nhật để học tại trường Đại học của Nhật Bản, bao gồm 4 kỹ năng Viết, Nghe hiểu, Nghe đọc hiểu, Đọc hiểu.
  2. Khoa học tự nhiên: có thể chọn thi 2 trong 3 môn Vật lý, Hóa, Sinh học.
  3. Nhật Bản và thế giới(Khoa học xã hội): kiến thức tổng hợp về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản và Thế giới.
  4. Toán học: Toán thông thường và toán nâng cao

MÔN
THỜI GIAN
MỤC ĐÍCH
Tiếng Nhật
Đọc hiều – Nghe đọc hiều: 400 điểm
Bài luận: 0 – 50 điểm
125 phút
Đánh giá trình độ tiếng Nhật(tiếng Nhật hàn lâm) cần có để học tập tại các trường Đại học của Nhật Bản
Khoa học tự nhiên: 200 điểm
80 phút
Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về các môn Khoa học tự nhiên(Vật lý/Hóa học/Sinh vật) cần thiết để học các ngành thuộc khối Khoa học tự nhiên trong các trường Đại học của Nhật Bản
Khoa học xã hội: 200 điểm
80 phút
Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về khoa học xã hội cần thiết để học tại các trường Đại học của Nhật Bản, đặc biệt là khả năng tư duy và lý luận
Toán học: 200 điểm
80 phút
Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về toán cần thiết cho việc học tại các trường Đại học của Nhật Bản

Thi EJU bao nhiêu điểm thì đậu?

Không có khái niệm “Đậu” hay “Trượt” trong kỳ thi EJU. Các trường đại học, cao đẳng tại Nhật Bản sẽ dựa trên kết quả thi EJU thí sinh khi xem xét hồ sơ xin vào học. Vì vậy, nếu điểm thi EJU của bạn càng cao, có nghĩa cơ hội được vào đại học tại Nhật Bản của bạn càng lớn.



Thời gian thi EJU

Kỳ thi EJU được tổ chức 02 lần/năm vào tháng 6 và tháng 11.
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký thi EJU là từ đầu tháng 2 đầu tháng 3 hàng năm, và từ đầu tháng 7 – cuối tháng 7 hàng năm



Địa điểm thi EJU ở Việt Nam

Tại Hà Nội: Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Tại TP.Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh.



Cách thức nhập học:

Sau khi có kết quả EJU, thí sinh hoàn thiện bộ hồ sơ xin đăng ký học của trường Đại học mà mình có nguyện vọng theo học, nộp đơn xin học cùng với các giấy tờ cần thiết khác
Các trường sẽ tiến hành tuyển chọn sau khi nhận bộ hồ sơ đăng ký học. Nếu như trúng tuyển, bạn bắt đầu làm thủ tục nhập học.

 




Chế độ cấp giấy nhập học trước khi đến Nhật Bản?

Sau khi tham gia và trúng tuyển kỳ thi du học Nhật Bản, EJU sẽ căn cứ vào các trường có khả năng cấp giấy phép nhập học cho tất cả học sinh trước khi sang Nhật.

Sưu tầm      


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét