Kịch múa Kabuki
Kabuki
là một trong 3 loại hình nghệ thuật sân khấu chính của Nhật Bản, cùng
với kịch No và kịch rối bunraku và được công nhận là Di sản văn hóa phi
vật thể và truyền khẩu của nhân loại.Trang phục lộng lẫy, hóa trang đậm,
vũ điệu mềm mại, uyển chuyển, tất cả những yếu tố đó là đặc trưng của
loại hình nghệ thuật truyền thống Kabuki nổi tiếng của Nhật Bản.
Lịch sử
Kịch
Kabuki ra đời vào đầu thế kỷ 17. Loại hình nghệ thuật này bắt đầu từ
một màn trình diễn có điệu múa lạ mắt của một đồng cốt tại đền thờ Izumo
Taisho, tên là Okuni. Kabuki nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán
giả, ban đầu người biểu diễn chính trong kabuki là phụ nữ, tuy nhiên do
các ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục đi kèm chính phủ đã cấm nữ giới
biểu. Lúc này, cánh đàn ông tiếp tịc biểu diễn vì Kabuki vẫn rất nổi
tiếng và được yêu thích. Dù vậy, các vụ ẩu đã và tệ nạn xấu vẫn tiếp tục
xảy ra khiến chính quyền một lần nữa ban lệnh cấm. Cuối cùng,các kabuki
nam trưởng thành (những người đã cạo phần mái tóc) bắt đầu thay thế các
diễn viên nam trẻ và phải đảm bảo với chính quyền rằng trong các vở
kịch không phô bày thân thể, rằng họ là những nghệ sĩ nghiêm túc và
không dính líu đến mại dâm.
Vào
thời gian đó, vì chính quyền cấm diễn viên nữ, tầm quan trọng của những
nghệ sĩ nam đóng vai nữ, gọi là onnagata, dần dần tăng lên. Khi diễn
vai nữ, nghệ sĩ Kabuki phải tuân thủ những qui tắc bắt buộc như: đầu gối
hơi chùn xuống khi di chuyển, động tác đi lại nhẹ nhàng, nét mặt e ấp
của nữ giới; động tác tay và cả giọng nói dịu dàng.
Thể loại
Kể
từ khi xuất hiện, Kabuki đã có lịch sử 400 tuổi. Kabuki được chia thành
làm hai thể loại kịch chính. Đầu tiên là Jidaimono hay còn gọi là kịch
lịch sử. Các vở kịch Jidaimono thường đề cập đến các sự kiện lịch sử
quan trọng trước thời Edo của Nhật Bản.Thể loại kịch thứ hai là
Sewamono. Sewamono mô tả cuộc sống của thị dân và nông dân trong thời
Edo. Chủ đề của Sewamono là chuyện gia đình hoặc tình cảm lãng mạn.
Các yếu tố trong kịch kabuki
Bên
cạnh kỹ năng diễn xuất, vũ đạo, các nghệ sĩ Kabuki cần phải thuần thục
kĩ năng trong điểm. Có ba dạng nhân vật chính trong Kabuki: Tachiyaku –
nhân vật nam trẻ đại diện cho người tốt, Katakiyaku – kẻ xấu, chuyên làm
điều ác và Onnagata – các nhân vật nữ. Mội dạng nhân vật sẽ có cách
trang điểm khác nhau để làm nổi bật lên từng đặc trưng trong tính cách.
Ngoài
3 dạng nhân vật trên, Kabuki còn có một dạng nhân vật tượng trưng cho
các anh hùng, dũng tướng gọi là Kumadori. Nhân vật này được đặc trưng
bời cách trang điểm với đường viền đỏ trên mặt biểu thị cho đức hạnh và
sức mạnh.
Việc
hóa trang là một trong những khâu quan trọng của Kabuki và được các
nghệ sĩ tự thực hiện. Cách hóa trang giúp người xem nhận biết bản chất
của nhân vật như tốt và xấu. Ngoài ra, trong Kabuki còn có một số kiểu
hóa trang như mặt xanh thể hiện cho các linh hồn, mặt nâu hay xám thể
hiện vai diễn con vật, ma quái. Những nét vẽ trên mặt diễn viên giúp thể
hiện tâm trạng của nhân vật tốt hơn, đặc biệt là những cảm xúc mãnh
liệt như tức giận hay đau khổ.
Nét
đặc trưng của Kabuki là Mie, điệu bộ của nhân vật. Một diễn viên Kabuki
tài năng thể hiện qua cách anh ta diễn đạt tính cách nhân vật thong qua
điệu bộ ấn tượng. Điệu bộ trên thể hiện cảm xúc mãnh liệt của nhân vật,
thường được dùng để lột tả sự tức giận nhưng cố kìm nén. Những cảnh
diễn Mie luôn là cảnh diễn cao trào của vở kịch và được khán giả yêu
thích.
Từ
sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Kabuki đã được đưa đi trình diễn tại
nhiều nước Châu Âu, châu Á và Mỹ… Hiện nay hàng năm, có rất nhiều cuộc
hội thảo về nghệ thuật kịch Kabuki được tổ chức, thậm chí, tại nhiều
nước phương Tây, một số tổ chức chuyên nghiên cứu về Kabuki đã ra đời.
Tìm hiểu về kịch rối Bunraku truyền thống của Nhật Bản tại đây
Nguồn: Akira Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét