Trường đại học Nhật sử dụng thời gian như thế nào?
Sang
Nhật, lần đầu tiên tôi biết đến khái niệm 1 tiết học là 90 phút. Và có
những ngày trong tuần là 6 tiết ở trường. Từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối.
>> Tự học tiếng Nhật siêu hiệu quả
>>Học Kanji như thế nào mới hiệu quả?
>> Tự học tiếng Nhật siêu hiệu quả
>>Học Kanji như thế nào mới hiệu quả?
Tôi
là một sinh viên Việt Nam. 16 năm đi học, tôi quen với khái niệm một
tiết học 45 phút. Trong giờ học, nhiều lúc có thể làm bài tập về nhà của
môn khác, có thể nói chuyện rúc rích, cười đùa, chuyền giấy, ăn quà vặt
dưới hộc bàn, nghe nhạc, đọc truyện, ngủ, lên facebook, lướt mạng, nhổ
tóc sâu, bắt chấy, viết thư tình… và thậm chí bất cứ việc gì có thể giết
thời gian khác. Đồng ý là không phải lúc nào cũng do giáo viên dạy chán
mà do học sinh nghịch.
Sang Nhật, lần đầu tiên tôi biết đến khái niệm 1 tiết học là 90 phút. Và có những ngày trong tuần là 6 tiết ở trường. Từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Giữa
các tiết là 10 phút nghỉ giải lao. Và nghỉ trưa là 1 tiếng. 1 tiếng
đồng nghĩa là không có khái niệm về nhà ăn cơm, chợp mắt một giấc ngắn
rồi đến trường. Nếu không tự làm cơm hộp thì xuống canteen mua cơm hộp
bán sẵn. Nếu tiết buổi chiều có bài kiểm tra thì 1 tiếng nghỉ trưa ít ỏi
đó còn cần ôn lại bài.
Thú
thực, 1 tuần học đầu tiên tôi đã cảm thấy mình theo không nổi. Suốt 1
tiết học, học nghĩa là học, không 1 giây nào hở ra để chơi hay đầu óc
bay bổng đi chỗ khác. Đầu óc phải hết sức tập trung, vì giáo viên nói 2
câu lại đặt câu hỏi 3 câu. Và đương nhiên phải suy nghĩ ngay để trả lời
luôn. Sai thì thôi. Sẽ được sửa. Nên khái niệm sợ sai cũng không tồn
tại.
Học
với tốc độ rất nhanh. ( Ví dụ học từ đầu đến xong trình độ N3, tương
đương 6,0-6,5 Ielts bắt đầu từ hello, good bye. Ở trường nào học 2 năm
hay 1,5 năm còn trường này và nhiều trường khác là 3-4 tháng. )
Nhanh
nhưng không hề lướt. Mà thậm chí một chữ trong hơn chục quyển sách giáo
trình đủ các kĩ năng, không bị bỏ sót chữ nào. Mẫu câu nào cũng đọc,
bài nào cũng làm, chỗ nào trống là điền. Tôi có cảm tưởng trừ phần giới
thiệu tác giả của mỗi quyển sách là bỏ qua, còn mục lục cũng không trừ
lại. Liên tục và liên tục. Đọc viết nghe hỏi trả lời hiểu dịch suốt 90
phút/ tiết. Tuần đầu tiên sau khai giảng, tôi thấy mình như một cái
chong chóng, quay tít mù mỗi ngày. Ví dụ, bình thường trước các bài tập,
giảng viên sẽ cho sinh viên suy nghĩ 5-15 phút tuỳ mức độ khó dễ. Ở
đây, để tiết kiệm thời gian học cái khác, thời gian suy nghĩ luôn là các
mốc 5 giây, 10 giây và 15 giây. Vì thế não đương nhiên phải hoạt động
cật lực. Ít nhất để theo kịp bài giảng. Chưa kể khả năng nghe hiểu phải
đủ tốt để nghe giải thích bài giảng. Không tốt cũng phải tốt, vì hết
chọn lựa rồi.
Ở
Nhật vì giờ làm việc muộn, 11 giờ tối các ga tầu rất đông đúc người tan
sở trở về nhà. 11 giờ tối bên này cảm giác như 7 giờ tối ở Việt Nam
vậy. Nên sáng các hoạt động thường bắt đầu từ 9h, quán xá, trường học,
ngân hàng, bệnh viện, bưu điện… Nhưng dù bắt đầu từ 9h cũng không phải
muộn đâu, vì người Nhật không có thói quen ngủ trưa, và làm việc từng
giây từng phút một. Đi làm về muộn, thậm chí về nhà chuyến tàu cuối cùng
là 12 rưỡi đêm. Nhìn cách các thầy cô người Nhật làm việc mới thấy họ
nghiêm túc với thời gian như thế nào. Trong giờ dạy, không có khái niệm
lên facebook, tuyệt đối không nghe gọi điện thoại, không bao giờ đến
muộn, không bao giờ tự ý đi đâu dù là 1 phút mà không thông báo. Mà nếu
có đi cũng là photo tài liệu giấy tờ cần cho buổi học. Thường là cần
chuẩn bị trước giờ học. Nếu có nhầm lẫn hay thay đổi, mới ra ngoài. Và
trước khi đi bao giờ cũng xin lỗi. Sau khi về luôn là thở gấp gáp vì đã
đi vội vã. Họ không “dám” phí phạm một giây nào của sinh viên. Sinh viên
học đúng 90 phút mỗi tiết thì giảng viên cũng không có tích tắc nào
ngồi không. Họ cùng làm bài tập như sinh viên, cùng làm bài kiểm tra như
sinh viên, sau đó đối chiếu lại. Chứ không phải rảnh rang rồi lấy bài
giải in sẵn ra so. Tự nhiên tôi nhớ đến có vị giáo viên, một quyển giáo
án 20 năm chép lại cho đẹp 2 lần. Và cũ mèm nội dung. Và sáo mòn từng
dấu câu chấm phẩy. Và luôn đọc chép. Thậm chí nội dung cũng là sao lại
tổng hợp có biên tập từ sách giáo viên. Tôi nghĩ nếu muốn tự hào nghề
nghiệp, trước hết phải có tự trọng với nghề đã. Nếu không hài lòng thì
nên chấp nhận với chọn lựa. Đừng bao giờ bảo không có chọn lựa vì bạn
làm nó nghĩa là bạn chọn nó rồi. Kể cả làm vì ai hay ai bắt làm.
Nước
Nhật là một đất nước đứng lên thần kì từ đống tàn tích nát vụn của
chiến tranh. Quanh năm cũng thiên tai khắc nghiệt. Nhiều đến nỗi người
ta còn chẳng sợ nữa. Con người là điều làm thay đổi từ quá khứ đến hiện
tại. Đầu tư chú trọng vào giáo dục. Là đầu tư có lãi về con người.
Người
Nhật rất hay động viên, khích lệ nhau. Đôi khi người nhận thấy áp lực.
Nhưng đa số là biến thành động lực để thể hiện lòng biết ơn. Tôi đang
nghĩ nếu nước Nhật không kéo nhau lên mà thay vì lôi nhau xuống trong đố
kị, ích kỉ thì giờ nước Nhật đã ra sao? Đi học, tôi luôn được khen rất
nhiều. Tôi hiểu, thầy cô không khen cho vui. Nhưng các mức khen chung
dành cho sinh viên thường là khá và tốt.
Đi
học hơn 2 tháng, chỉ có 3 lần tôi đặc biệt được khen là xuất sắc. 2 bài
viết luận và 1 bài thuyết trình ngắn. Và với tần suất 2 ngày 1 bài kiểm
tra. Tôi đã rình điểm 100/100 nhưng vẫn chưa thể. Một bài kiểm tra 20
phút với 2 mặt giấy A4 kín đặc chữ. Trong khi các bạn Trung Quốc, Đài
Loan đã luôn đọc hiểu nhanh gấp đôi khả năng nhận biết mặt chữ của tôi.
Nhưng điểm số luôn là 96,97,98. Vì tôi luôn có chỗ thiếu sót hoặc nhầm
lẫn để bị trừ. Chẳng hạn như hôm nay, sau 8km đạp xe hộc tốc giữa mưa
cho kịp giờ. Tôi vừa ngồi xuống ghế và 3 giây sau là bài kiểm tra ở
trước mặt. Thở một hơi dài, uống 1 ngụm nước và lao vào chiến đấu. 1
điểm bị trừ là do tôi thiếu 1 dấu nét 1mm. Chỉ thế thôi. Nhỉnh hơn dấu
chấm một chút. Và mất 1 điểm. Tôi nhận ra, người Nhật có thể luôn cổ vũ,
nhưng khi đánh giá kết quả luôn nghiêm khắc hết mức. Trong công việc,
hẳn cũng vậy. Đấy là lý do nhiều người bị căng thẳng. Họ không sợ gì
thiệt thòi về phía họ, họ sợ phụ sự động viên đã được cho.
Tôi
nghĩ mình không cần rình điểm 100 nữa. Vì còn trẻ mà, sai để nhớ chỗ
sai. Và nhớ luôn cả cách sửa lại cho đúng. Còn điểm số, luôn là nhất
thời thôi. Mà ai tự hào mãi mãi về những thứ nhất thời được.
Một bài viết khác, tôi sẽ kể lý do vì sao mà giờ tôi thấy đi học nhẹ nhàng như đi chơi vậy. Và
rất muốn đi học. Tôi không biết nước Nhật của người khác như thế nào. Nước Nhật mà tôi biết là một thiên đường giải trí. Và trường học đã chèn những giờ học ngoại khoá và các hoạt động thú vị đến thế nào mà 10 giờ tối mỗi ngày sinh viên vẫn ở trường đông vui như party vậy:)
Hôm nay viết dài đến đây thôi.
rất muốn đi học. Tôi không biết nước Nhật của người khác như thế nào. Nước Nhật mà tôi biết là một thiên đường giải trí. Và trường học đã chèn những giờ học ngoại khoá và các hoạt động thú vị đến thế nào mà 10 giờ tối mỗi ngày sinh viên vẫn ở trường đông vui như party vậy:)
Hôm nay viết dài đến đây thôi.
À,
vì nhận được rất nhiều điều tích cực xung quanh, nên mỗi ngày đạp xe đi
học, những lúc ngẩng đầu lên cao. Tôi luôn thấy một bầu trời xanh trong
hy vọng. Bởi vì đúng như thầy cô ở trường Đại học bây giờ tôi học và ở
trường Đại học năm sau nghiên cứu sinh thạc sỹ đã kỳ vọng. Họ muốn dù
bây giờ có rất khó khăn, có nghiêm khắc. Nhưng qua được giai đoạn vất vả
này, tôi đã được đào tạo một cách dốc hết nhiệt huyết nhất để trở thành
một người sẽ có ích đối với nước Nhật.
Nói
như Giáo sư sẽ hướng dẫn đề tài nghiên cứu sinh chuyên ngành ngôn ngữ
của tôi: “Tôi rất thích ước mơ của em. Tôi sẽ góp phần giúp em thực hiện
điều đó.”
Giá
mà có nhiều được gọi là “người lái đò” ở Việt Nam thay vì trách chở bao
nhiêu chuyến qua sông không thấy ai quay lại. Có thể tự hào nghề nghiệp
mà nói rằng: “Tôi sẽ đưa em đi một quãng trên đường đến ước mơ mà em
muốn thực hiện.”
Đầu tư niềm tin cho một thế hệ sẽ trưởng thành. Là nhận lại nhiều hơn những gì tốt lành có thể tưởng tượng.
*Một bài viết thể hiện quan điểm cá nhân về giáo dục Nhật *
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét