Tìm hiểu nền giáo dục Nhật Bản
Nền giáo dục Nhật Bản
Hệ thống giáo dục Nhật Bản
hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào
giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao
gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở),
tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại
học.
Với
chính sách ”Không để một trẻ em nào trong gia đình và không để một gia
đình nào trong cộng đồng không được giáo dục”, Nhật Bản hướng đến sự bảo
đảm phát triển hài hòa của trẻ em về mọi mặt từ trái tim, trí tuệ, tình
cảm, tinh thần, thái độ, hệ thống giá trị, nhân văn v.v và trở thành
triết lý giáo dục cơ bản của nước Nhật.
Chế độ giáo dục
bắt buộc ở Nhật Bản từ tiểu học tới trung học đệ nhất cấp, do đó mọi
trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đều phải đến trường. Tỷ lệ tốt nghiệp
trung học đệ nhị cấp ở Nhật là 90%. Sau đó 53,4% tỷ số này tiếp tục vào
học ở các trường chuyên môn, cao đẳng hay đại học. Nhật là một trong
những nuớc có trình độ dân trí cao nhất thế giới, tỉ lệ người không biết
đọc biết viết gần như 0%.
Do đó, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới
với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng 0 và 72,5% số học sinh theo học lên
đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và
vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển
kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.
BẬC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
Bậc tiểu học và trung học là giáo dục bắt buộc
nên những gia đình có con em mang quốc tịch Nhật bản, đủ tuổi đi học sẽ
nhận được thông báo từ cơ quan nhà nước quản lý trên địa bàn sinh sống
và tiến hành các thủ tục như khám sức khỏe….để chuẩn bị cho việc
nhập học.
Tuy
nhiên đối với người nước ngoài do không phải là giáo dục bắt buộc nên
hình thức thông báo nhập học cũng không giống với người Nhât. Nhưng nếu
muốn theo học các trường quốc lập thì cần phải có đơn xin nhập học. Đơn
xin nhập học sau khi nộp sẽ được thông báo lại sớm trước khi nhập học
và đối tượng xin học phải tiến hành các thủ tục đăng kí như là giấy
chứng nhận đăng kí của người nước ngoài (của con em mình), giấy thông
báo nhập học và mang đến trụ sở hành chính của thành phố, quận, huyện
sở tại. Với trường hợp nhập học tại trường do tỉnh lập thì
không mất học phí nhưng phải mất tiền ăn. Hầu hết khi học trong
các trường tiểu học và trung học cơ sở Quốc lập thì có thể
học đại học mà không cần thi tuyển đầu vào. Trường hợp công
dân trên 16 tuổi chưa có quốc tịch Nhật Bản hoặc người lao động
học bổ túc trung học vào buổi tối cũng có thể học đại học.
Đối với những người không thể tốt nghiệp tiểu học hay trung
học ở nước mình cũng có thể học đại học. Hoàn toàn không
cần lo lắng về học phí hay trình độ học vấn.
BẬC PTTH, CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
Sau
khi tốt nghiệp THCS bạn có thể học tiếp lên PTTH (Cấp 3) hay trường
trung học chuyên nghiệp (trường nghề). Tuy nhiên vì không phải là
giáo dục bắt buộc nên nếu muốn học tiếp nên thì phải đăng kí dự tuyển.
Trường PTTH học trong 3 năm ( đối với hình thức học bán thời
gian hay học từ xa phải mất trên 3 năm).
Giáo dục ở Nhật
có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kỳ thi tuyển sinh đại học,
điển hình là các kỳ thi tuyển của những trường đại học danh tiếng.
Tổ
chức Đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh
chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật
Bản, sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa
các trường là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh
viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học. Chương trình đánh
giá sinh viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện xếp
Nhật Bản ở vị trí thứ 6 thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh 16
tuổi.
Để đáp ứng nhu cầu học ở bậc đại học ngày càng tăng nhanh, kể từ những
năm 1950, ở Nhật Bản đã hình thành các trường đại học dân lập. Tuy nhiên
từ những năm 1970 trở lại đây, Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể
để hạn chế sự cạnh tranh hỗn loạn của các loại hình dân lập này, bảo đảm
chất lượng của sinh viên đại học khi ra trường.
Niên học bắt đầu từ tháng tư cho đến tháng ba năm sau. Kỳ nghỉ hè kéo
dài khoảng 6 tuần, nghỉ đông và xuân khoảng 2 tuần. Ngày học thường bắt
đầu từ 8:30 sáng dến 15:00 chiều. Một tuần học 6 ngày, từ thứ Hai đến
thứ Bảy. Riêng ngày thứ bảy của tuần lễ thứ hai và thứ tư trong tháng
được nghỉ, tương lai gần sẽ nghỉ tất cả thứ Bảy. Sau giờ học, phần lớn
các học sinh ở lại tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc các hoạt động
khác.
DU HỌC NHẬT BẢN
Hiện
nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài
đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học
tập cho sinh viên nước ngoài.
Chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình
học bổng, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở… Ngoài ra, để hỗ trợ
cho các chi phí như học phí, phụ phí và các khoản sinh hoạt phí, sinh
viên được phép làm việc bán thời gian và vay từ Tổ chức học bổng của
chính phủ, ngoài ra còn có nhiều tổ chức khác từ chính quyền địa phương,
cơ quan phi lợi nhuận cũng góp phần không nhỏ về mặt tài chính hỗ trợ
cho sinh viên.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho nền giáo dục Nhật Bản nhằm đưa đất nước này trở thành quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét