Giáo dục mầm non Nhật Bản
Phần III : Học tập từ giáo dục Nhật Bản.
Là
cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình được giáo dục và dạy dỗ một cách tốt
nhất, để sau này khi lớn lên bé sẽ làm chủ được cuộc sống, gặt hái được
thành công, sống vui vẻ hạnh phúc. Chắc chắn nhiều bậc cha mẹ khi tìm
hiểu về giáo dục Nhật Bản cũng muốn áp dụng cho con mình. Tuy nhiên,
phải áp dụng sao cho hiệu quả ở môi trường Việt Nam thì vẫn còn là một
câu hỏi lớn. Dưới đây, tôi xin được chia sẻ với các bậc phụ huynh một số
quan điểm cá nhân về việc học tập và áp dụng các phương pháp giáo dục
của Nhật Bản.
>>Học tiếng Nhật có khó không?
>>Bí kíp viết CV tiếng Nhật "đốn gục" mọi nhà tuyển dụng
>>Tự học tiếng Nhật tại nhà siêu hiệu quả
>>Bí kíp viết CV tiếng Nhật "đốn gục" mọi nhà tuyển dụng
>>Tự học tiếng Nhật tại nhà siêu hiệu quả
1. Rèn sức khỏe chứ không phải là mặc quần sooc
Nhiều
bậc cha mẹ khi thấy trẻ con Nhật Bản mặc quần sooc để rèn luyện cũng
muốn cho con mình làm theo. Nhưng theo tôi tốt nhất là ở Việt Nam thì
không nên làm như vậy.
Do
Nhật Bản có môi trường rất sạch, không bụi bẩn, ít vi khuẩn, nên hạn
chế được nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp. Bố mẹ đưa trẻ tới trường
bằng xe đạp hoặc đi bộ, nếu đi xe đạp trong trời lạnh họ cũng cho trẻ
mặc quần áo ấm, thậm chí là quấn chăn cho trẻ trên suốt chặng đường, khi
đến trường mới bỏ ra.
Trong
lớp học có máy sưởi, nhiệt độ trong phòng luôn vào khoảng 20~25oC, nếu
các bé chơi ở ngoài thấy lạnh thì sẽ tự vào trong phòng sưởi ấm. Vì vậy
nên các bé không phải tiếp xúc với khí lạnh cả ngày, mà chỉ một vài
khoảng thời gian thôi, và lúc đó cũng thường là lúc các bé chạy nhảy
ngoài sân. Bên cạnh đó, dù nói là mặc quần sooc nhưng những khi quá lạnh
hoặc với những bé có thể trạng sức khỏe yếu, thì các bé vẫn mặc quần
tất rất ấm.
Mấu
chốt ở đây là chú ý đến việc rèn luyện sức khỏe cho trẻ, mặc quần sooc
vào mùa đông cũng là 1 trong vô số phương pháp mà thôi. Và mục đích là
để rèn sức khỏe cho trẻ thì chúng ta có rất nhiều cách khác nhau, cho
trẻ đi bộ nhiều hơn, cho trẻ dậy sớm tập thể dục, cuối tuần cho trẻ đi
công viên, bơi lội, tập võ, chơi thể thao… tất cả đều tốt.
Các
bậc cha mẹ cũng nên lưu ý đừng bắt trẻ làm quá sức, cần phải hiểu rõ
thể trạng của con mình ở mức độ nào, nếu cháu vốn khỏe mạnh thì có thể
cho rèn thể lực ở mức độ cao hơn, còn cháu vốn mảnh mai thì rèn ở mức độ
vừa phải. Mỗi ngày rèn một chút, dần dần sức khỏe của trẻ sẽ tăng.
2. Học quan điểm chứ không bắt chiếc
Ở
các nước phát triển như Nhật Bản, bất cứ hoạt động nào cũng được nghiên
cứu tỉ mỉ và kỹ lưỡng sao cho phù hợp nhất với trẻ và điều kiện sống ở
Nhật Bản. Cặp sách nặng bao nhiêu, dinh dưỡng bữa ăn như thế nào, hoạt
động trong lớp tổ chức ra sao… thậm chí đến việc dạy bé đu xà cũng có
được hướng dẫn trong gần 20 trang sách.
Trong
điều kiện hiện nay, khi giáo dục nước nhà chưa thể phát triển được như
giáo dục các nước tiên tiến, nên nhiều bậc phụ huynh rất muốn tự mình
tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy trẻ của nước ngoài cho con mình.
Tôi thấy điều này là rất tốt, rất nên làm, tuy nhiên mình chỉ nên học
theo quan điểm giáo dục của họ chứ không nên bắt chiếc hoàn toàn. Giống
như câu chuyện rèn sức khỏe và mặc quần sooc vậy.
Một số quan điểm nên học hỏi như là:
+ Rèn sức khỏe.
+ Rèn thói quen tự lập, tự mình thực hiện những việc đơn giản như: ăn cơm, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo…
+
Rèn thói quen tự giác, chơi xong biết dọn đồ chơi, ăn xong biết cất bát
ra chậu, ngủ dậy biết gập chăn, không cần bố mẹ nhắc nhở…
+ Rèn thói quen chịu khó suy nghĩ, tự mình giải quyết vấn đề.
+ Rèn tính cách thân thiện, hòa nhập với bạn bè…
Với
mỗi mục tiêu thì có nhiều phương pháp rèn luyện khác nhau. Bố mẹ cần
tìm hiểu xem con mình phù hợp với cách rèn luyện nào, vì mỗi bé có tính
cách, thể chất, năng khiếu và sở thích khác nhau. Nếu một phương pháp
hay nhưng không phù hợp với con mình mà cứ cố áp dụng, thì cũng giống
như câu chuyện vì các bé gái mặc váy đầm rất đẹp nên cũng bắt bé trai
mặc váy đầm!?
Không
phải người Nhật dạy con như thế nào, người Mỹ rèn con ra sao, mà quan
trọng nhất là tìm ra phương pháp phù hợp với con mình. Chỉ nên tìm hiểu
về nền giáo dục của các nước khác để nắm được bản chất và hiểu được ý
nghĩa thôi, không nên làm theo một cách máy móc.
—– Xem thêm: Hệ thống giáo dục của Nhật Bản
3. Yêu thương đúng cách
Dù
là người Nhật hay người Việt thì tình yêu của bất cứ bậc cha mẹ nào
dành cho con cũng là vô bờ bến. Tuy nhiên các bậc cha mẹ người Nhật có
cách thể hiện tình yêu rất khác.
Một
lần tôi gặp hai mẹ con người Nhật đang đi bộ tới trường, hôm đó trời
rất lạnh, sương phủ mờ cả kính, do chỉ mặc mỗi quần sooc nên em bé khóc
và kêu “Lạnh quá mẹ ơi!” rồi khụy xuống đường.
Tôi
nghĩ người mẹ sẽ chạy lại đỡ em bé dậy, điều mà ta thường thấy ở bất kì
người mẹ ở Việt Nam nào, nhưng thật lạ kì, người mẹ không hề chạy tới
đỡ bé dậy. Bà tiến lại gần, cúi xuống và nói với con “Con yêu, đừng đầu hàng, hãy cố gắng lên”,
rồi đứng đợi ở phía trước. Em bé nghe mẹ nói vậy, sụt sịt một lúc, sau
đó lau nước mắt bằng đôi bàn tay bé nhỏ nhưng đầy quyết tâm, đứng dậy và
tiếp tục đi. Tôi thấy trẻ em Nhật quả thật là có ý chí cùng với nghị
lực vô cùng mạnh mẽ, và các bé có được điều đó cũng là nhờ cách dạy con
của người Nhật.
Che
chở, chăm nom con trẻ là bản năng của cha mẹ, nhưng liệu trẻ có lớn, có
trưởng thành, có tự lập được hay không nếu cứ lớn lên trong sự che chở
tuyệt đối của cha mẹ?
Thiết
nghĩ là cha mẹ thì ai cũng thương yêu con mình hết mực, ai cũng muốn
con mình được ăn ngon mặc đẹp, gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc
sống, còn khi thấy con đau thì lòng mình đau hơn dao cắt, các bậc cha
mẹ người Nhật cũng vậy. Nhưng dường như chính vì họ hiểu điều gì là tốt
nhất cho con mình, nên dù thấy con phải chịu rét, phải chịu khổ, dù
trong lòng họ đau nhói nhưng họ vẫn cắn răng chịu đựng, bởi họ biết rằng
cần phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm khắc về thể chất và tinh
thần, trải qua những thử thách khó khăn, thì mai sau con trẻ mới có thể
trở thành một người xuất sắc, gặt hái được thành công và vinh quang. Với
họ, yêu con không phải là tìm mọi cách để bao bọc, trở che cho con, yêu
con là làm sao cho con nên người.
Tôi thấy quan điểm dạy con của người Nhật có phần rất gần với câu tục ngữ “thương cho roi cho vọt” của ông cha ta ngày xưa.
—–Xem thêm: Giáo dục giới tính cho trẻ em tại Nhật
4. Bố mẹ cũng cần phải học
Tiến sĩ Alan Phan – một nhà kinh doanh rất nổi tiếng từng nói rằng: “Khi
làm ăn thua cuộc, tôi thường nói “mình ngu rồi, làm lại thôi”. Nhưng
dạy con thì khó hơn chục lần điều hành doanh nghiệp, và đau đầu hơn
nhiều vì không thể “làm lại được”.
Tôi
thấy quan điểm này rất đúng, nuôi dạy con cái là việc vô cùng khó khăn,
vì con trẻ thay đổi theo từng giai đoạn, từng thời kì, từng lứa tuổi,
nên cha mẹ phải rất sâu sắc, rất tâm lý, và có kiến thức đầy đủ thì mới
có thể nuôi dạy con tốt được. Để có thể đạt được thành tựu trong kinh
doanh, hay bất cứ công việc nào, một người bình thường ít nhất cũng phải
trải qua 4 năm học đại học, có thể còn học tới thạc sĩ, tiến sĩ, chưa
kể sau đó là cả một thời gian dài lăn lộn ngoài thương trường cho đến
khi gặt hái được thành công. Để làm việc tốt, chúng ta phải học nhiều
như thế, vậy mà chúng ta lại chẳng được trải qua trường lớp huấn luyện
nào về cách nuôi dạy con tốt cả. Một việc đã khó hơn, lại ít được đào
tạo hơn, đương nhiên chúng ta khó có thể làm tốt.
Các
bậc phụ huynh của Nhật Bản khi đưa trẻ đi mẫu giáo cũng phải học rất
nhiều. Có rất nhiều loại sách về dạy con, tại trường mẫu giáo cũng phát
rất nhiều các loại tờ rơi, tờ hướng dẫn về cách dạy con và chăm sóc con.
Các bố mẹ người Nhật rất ham học, họ dành rất nhiều thời gian để đọc
sách và các loại tài liệu về nuôi dạy con, ngày cuối tuần các bậc cha mẹ
cũng thường đến tham dự các buổi trao đổi, chia sẻ… về phương pháp và
kinh nghiệm nuôi dạy con do phường, quận tổ chức.
Tôi
thấy rằng chính nhờ tinh thần ham học của các bậc cha mẹ, mà con cái
của họ cũng có được một điều kiện giáo dục tốt hơn, từ đó trẻ có được
một sự phát triển tốt, và một tương lai rộng mở hơn. Giáo dục gia đình
có ảnh hưởng còn lớn hơn cả giáo dục ở trường lớp. Bởi vai trò của
trường lớp là truyền đạt tri thức và trí tuệ cho trẻ, còn gia đình mới
chính là nơi hình thành nhân cách và tính cách của trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét