Nhật Bản- đất nước mặt trời mọc
Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng
kiến tạo địa chất của Trái Đất. Nhưng quan trọng là mảng Thái Bình Dương đang
tiến về phía mảng Âu-Á và chúi xuống dưới mảng này. Chuyển động này diễn ra
không mấy êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả là động đất.
Khi mảng Thái Bình Dương chìm xuống, các lớp trầm tích bề mặt vỡ ra và bị biến
dạng. Thậm chí lớp vỏ đại dương cũng sẽ bị tan chảy thành dung nham dâng lên bề
mặt, phun trào vô số các ngọn núi lửa. Sự phun trào núi lửa cùng với quá trình
trầm tích tạo thành một chuỗi các hòn đảo nhiều núi – một dải đảo hình cung.
Tên “Nhật Bản” viết theo Rōmaji là Nihon theo chữ Hán (日本) hai chữ “Nhật Bản” có nghĩa
là “gốc của Mặt Trời” và như thế, được hiểu là “đất nước Mặt Trời mọc”.
Nhật Bản còn có các mỹ danh là “xứ sở hoa anh đào”,
vì cây hoa anh đào (桜 sakura) mọc
trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa “thoắt nở thoắt tàn” được
người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều
quyết liệt của dân tộc họ; “đất nước hoa cúc” (xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm,
của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh
giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật
Bản hiện nay; “đất nước Mặt Trời mọc” vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông,
tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照
Thái dương thần nữ).
Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn
người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Oa quốc (倭国 “nước lùn”), người Nhật là
Oa nhân (倭人 “người lùn”),
gọi cướp biển người Nhật trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Oa khấu (倭寇 “giặc lùn” – Chữ oa 倭 vẫn thường bị đọc nhầm là nụy).
Thời xưa, lúc người Nhật chưa có chữ viết riêng, đang dùng chữ Hán thì Yamato
được viết là 倭 (oa). Về sau,
người Nhật dùng hai chữ Hán 大和
(Đại Hòa)để biểu kí âm chữ Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường
Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa
bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.
Nhật Bản còn được gọi là xứ Phù Tang (扶桑). Cây phù tang, tức một loại
cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang
hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành
ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ
nơi Mặt Trời mọc.
Quốc kì
Màu trắng, ở giữa vầng mặt trời đỏ, còn gọi là cờ Mặt trời. Màu trắn
tượng trưng cho thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành
và nhiệt tình.
Quốc huy
Quốc huy Nhật là hình ảnh
một bông hoa cúc vàng 16 cánh bằng nhau. đây là nguyên hình vẽ trên huy trưng
của hoàng thất. Thiên hoàng là tượng trưng cho nước Nhật, huy trưng của thiên
hoàng là biểu tượng của hoàng thất. NĂm 1867, hoàng huy đc chính thức xác định
là quốc huy của Nhật Bản
Quốc ca
Kimi Ga Yo (君が代
Quân Chi Đại) là quốc ca của Nhật Bản. Lời của bản quốc ca này dựa trên một bài
Hòa ca cổ trong thi tập Cổ kim Hòa ca tập được viết vào thời kỳ Heian (khoảng
thế kỉ 10). Tác giả bản nhạc là Hiromori Hayashi, trưởng ban nhạc trong
Cung nội sảnh, viết năm 1880. Sau đó phần ký âm theo nhạc lý Tây phương được
Franz Ecker, một giáo viên âm nhạc người Đức soạn ra.
Năm 1893 (Minh Trị thứ 26) bài Kimigayo được bộ Giáo dục Nhật
Bản công bố trở thành bài phải được hát trong các trường học vào ngày lễ. Tuy
nhiên sau chiến tranh thế giới thứ 2, bài Kimigayo bị phê phán nhiều bởi đó là
biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt, cho chế độ Thiên hoàng. Đó là quốc ca của
một đất nước quân phiệt hoá bằng chiến tranh Nhật-Thanh, chiến tranh Nhật-Nga,
sự kiện Mãn Châu và chiến tranh Thái Bình Dương. Mặc dù có rất nhiều phản đối,
ngày 9 tháng 8 năm 1999, Kimigayo trở thành quốc ca chính thức của Nhật Bản và
điều này đã được ghi rõ trong hiến pháp.
”Triều đại của quân vương, đời đời truyền mãi mãi không
thôi, một ngàn đời, tám ngàn đời, cho đến khi hòn đá nhỏ trở thành đỉnh núi lớn,
khắp đỉnh núi là rêu xanh phủ kín.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét