Một số quy tắc biến âm trong tiếng Nhật
Các bạn có thể gặp nhiều biến âm trong tiếng Nhật, ví
dụ: “koi” là “tình yêu”, “hito” là người còn người yêu là “koibito”. Chữ “hito”
được biến thành “bito” cho dễ đọc. Các bạn có thể xem danh sách ví dụ dưới đây:
恋 koi + 人 hito = こいびと koibito (hi thành bi) (người
yêu)
手 te + 紙 kami = てがみ tegami (ka thành ga) (lá
thư)
国 koku + 家 ka = こっか kokka (ku thành âm lặp tsu
nhỏ) (quốc gia)
Biến âm để dễ đọc và tránh nói nhảm
脱 datsu + 出 shutsu = だっふつ dasshutsu (tsu thành âm lặp
tsu nhỏ) (thoát ra)
日々: hibi (ngày
ngày), chữ 々 là để chỉ lặp lại
chữ trước đó, “hi” biến thành “bi”
人々: hitobito (người
người), chữ “hito” thứ hai biến thành “bito”
国々: kuniguni (các
nước), “kuni” thành “guni”
近頃: chika (gần)
và koro (dạo) thành chikagoro = “dạo này” (koro thành goro)
賃金: chin (tiền
công) và kin (tiền) thành chingin (tiền công), “kin” thành “gin”
順風満帆: “thuận
phong mãn phàn” (thuận lợi như được gió căng buồm), các chữ riêng là “jun + fuu
+ man + han” thành jumpuumampan
それぞれ: sorezore (lần
lượt là, từng cái là)
青空=あおぞら: ao +
sora = aozora (bầu trời xanh)
Các bạn có thể thấy là cách đọc một số âm trong từ ghép hay
từ lặp có thay đổi trong các ví dụ trên.
Tại sao lại biến âm như vậy? Mục đích là để cho dễ đọc và
tránh nói nhầm.
Ví dụ chữ 賃金
nếu nói nguyên là “chinkin” thì rất khó phát âm còn nói là “chingin” thì dễ
phát âm hơn.
Các âm đục bao giờ cũng dễ phát âm hơn các âm trong, ví dụ
“sore zore” dễ phát âm hơn “sore sore”.
Quy tắc biến âm trong tiếng Nhật
(1) Từ ghép hay từ lặp: Hàng “ha” (ha hi fu he ho) thành
hàng “ba” (ba bi bu be bo) vốn là âm đục của hàng “ha”.
は ひ ふ へ ほ → ば び ぶ べ ぼ
Các bạn có thể thấy là âm đục có cách viết y nguyên chỉ thêm
vào dấu nháy ký hiệu.
Ví dụ: koi + hito = koibito, 日
hi + 日 hi = 日々 hibi (ngày ngày)
(2) Hàng “ka” thì thành hàng “ga”
か き く け こ → が ぎ ぐ げ ご
Ví dụ: 近頃
chika + koro = chikagoro
さ し す せ そ → ざ じ ず ぜ ぞ
Ví dụ 矢印
ya (mũi tên) + shirushi (dấu) = yajirushi, 中島
naka + shima = nakajima (tên người)
(4) Hàng “ka” mà được tiếp nối bởi một âm hàng “ka” tiếp thì
biến thành âm lặp (tsu nhỏ)
Ví dụ: 国旗
(quốc kỳ) koku + ki = kokki こっき
chứ không thành kokuki
(5) Hàng “ha” mà đi theo sau chữ “tsu” つ thì chữ “tsu” biến thành âm lặp
(tsu nhỏ) còn hàng “ha” sẽ thành hàng “pa”
は ひ ふ へ ほ → ぱ ぴ ぷ ぺ ぽ
Ví dụ: 活発(かつ+はつ)=かっぱつ,
katsu + hatsu = kappatsu
Hàng “ha” mà đi sau âm lặp (chữ “tsu” nhỏ = “っ”) thì thành hàng “pa”
Ví dụ: つけっぱなし
(6) Hàng “ka” mà đi sau “n” (ん)
thì thành hàng “ga”
Ví dụ: 賃金=ちんぎん
(7) Hàng “ha” đi sau “n” (ん)
thì thường thành hàng “pa” (phần lớn) hoặc hàng “ba” (ít hơn)
Ví dụ: 根本=こんぽん,
kon + hon = kompon (căn bản)
(8) Âm “n” (ん)
ở ngay trước hàng “pa” hay hàng “ba” hay hàng “ma” thì phải đọc là “m” thay vì
“n”
Ví dụ: 根本=こんぽん
kompon, 日本橋=にほんばし
nihombashi, あんまり ammari
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét